[Nhìn thấy Bích Lạc kiếm trong tay Phương Quân Càn kiếm khí tung hoành, thanh quang lóa mắt, Tiếu Khuynh Vũ cũng rút thanh Hoàng Tuyền của mình ra!
Ánh kim quang sắc sảo băng lãnh đón nguyệt sắc ngân quang rực rỡ, kiếm khí sắc lạnh khiến chúng tướng sĩ không khỏi kinh hãi lóa mắt, trầm trồ thán phục.
Mọi người bây giờ mới biết, Hoàng Tuyền kiếm nguyên lai đã được tiểu Hầu gia đem tặng cho Vô Song công tử rồi...
Hoàng Tuyền Bích Lạc, kim mang lưu dật, thanh quang quán hồng.]
Docs Google Scribd
Can Tương (hùng kiếm), Mạc Tà (thư kiếm): http://vi.wikipedia.org/wiki/Can_Tương_Mạc_Tà
6 comments:
ôi chội ôi~
chội ôi chội ôi chội ôi chội ôi~ :))
Khuynh Càn đàn hát *hét thất thanh*
vừa đàn vừa hát lại còn liếc mắt đưa tềnh =))
vợ chồng ng` ta tình cảm quá a~ =))
tiểu Càn múa kiếm, tiểu Vũ cũng xuất kiếm
một hồng cân, một bạch y, một Bích Lạc, một Hoàng Tuyền
kề bên nhau, tấu lên khúc hát
ôi chội ôi~
muốn nghe quá đi mất a~ *hét đợt 2*
Ps: iêu nàg quá đi *chụt chụt*
ta bỏ hết công ăn việc làm, mặc thằng anh ta ngồi giường nghe ta hú hét kêu ta điên, để đọc, để iêu nàg *chụt chụt chụt*
ngàn lời cám ơn theo gió thổi đến nàg :-*
cuối cùng cũng đến khúc này XD~
Kiếm xuất-Thiên hạ kinh tuyệt mp3
http://www.mediafire.com/download.php?sqyn2d4c2me3qer
ngoài ra cũng có MV...nhưng mà là MV Thích Cố:))
http://www.tudou.com/programs/view/8i4gvwnbWBw/
Điển tích Can Tương và Mạc Gia:
Can Tương, người nước Ngô, cùng học một thấy với Âu Giã Tử được vua Hạp Lư nước Ngô,sai ra ở Tượng Môn để đúc những thanh kiếm thật sắc dâng vua.
Can Tương đi tìm những thiết loại, kim loại tinh anh nhất, chọn đúng ngày giờ, sai ba trăm đồng nam đồng nữ ngày đêm đốt than, nấu suốt ba tháng mà vàng sắt đều ko chảy. Can Tương ko hiểu cớ làm sao. Người vợ là Mạc Gia mới bảo với Can Tương rằng thần vật cần sinh khí còn người mới thành được, nên nàng Mạc Gia đã tắm gội sạch sẽ và sai người kéo cửa lò nhảy vào. Tức thì vàng và sắt đều chảy, đúc được hai thanh kiếm, đặt tên là Can Tương là Mạc Gia. Người chồng đem giấu thanh Can Tương đi, chỉ dâng thanh Mạc Gia cho vua Hạp Lư. Sau Hạp Lư biết Can Tương còn giấu một thanh kiếm ở nhà, mới sai người tới đòi. Can Tương liền giở kiếm ra xem, thanh kiếm từ trong bao nhảy ra hóa thành con rồng xanh. Can Tương liền cưỡi con rồng đó bay lên trời mất dạng. Sứ giả đành về bẩm báo với Hạp Lư. Hạp Lư tiếc lắm, càng yêu quý thanh kiếm Mạc Gia hơn.
Thanh kiếm Mạc Gia ko biết về sau đây mất. Cách hơn 600 năm, đến triều Tấn, có quan thừa tướng tên gọi Trương Hoa trông thấy trên trời có khí lạ, liền triệu một người giỏi thiên văn là Lôi Hoán đến hỏi. Lôi Hoán bảo đó là tinh của bảo kiếm ở về địa phận Long Thành. Trương Hoa cho đào, tìm thấy được Can Tương và Mạc gia. Lôi Hoán giữ lại thanh Mạc Gia, chỉ đưa cho Trương Hoa thanh Can Tương. Về sau hai người cùng đeo kiếm đi qua bến Diên Bình, tự nhiên hai thanh kiếm nhảy xuống nước mất, vội vàng sai người lặn tìm thì thấy có hai con rồng ngũ sắc, vểnh râu trừng mắt. Người lặn tìm sợ quá, nên đành trở về. Từ đó mất tích luôn hai thanh kiếm ấy.
Các thanh kiếm còn lại:
Ngày xưa vua nước Việt đúc được 5 thanh kiếm. Vua nước NGô là Thọ Mộng muốn lấy, vua nước Việt mới dâng 3 thanh là "Ngư Trường", "Bàn Sính", " Trạm Lư".
"Ngư Trường" chính là thanh kiếm Chuyên Chư đâm Trương Liêu, vì vậy mà vua Hạp Lư cho là vật ko lành, mới bỏ vào hòm phong kín lại mà ko dùng đến nữa.
"Bàn Sính" được đem chôn theo con gái Hạp Lư là Thắng Ngọc. Lúc Thắng Ngọc còn sống, Hạp Lư rất thương yêu Thắng Ngọc. Một hôm ăn tiệc, nhà bếp dâng món cá hấp. Hạp Lư ăn một nửa, còn thừa đưa cho Thắng Ngọc. Thắng Ngọc giận, nói:"Đại Vương cho con cá ăn dở, thế là làm nhục ta, còn sống làm gì nữa". Nói rồi tự tử. Hạp Lư thương lắm, mới sai người làm lăng rất to ở ngoài Sương Môn, rồi lừa hàng vạn người dân Ngô vào trong hầm mộ, chôn sống trong đó. Hạp Lư cho rằng có hàng vạn người chết theo thì con gái mình dưới suối vàng sẽ ko cô quạnh.
"Trạm Lư" do kiếm sư Âu Giã Tử đúc ra. Trạm Lư có khí rất thiêng, hễ vua làm điều trái lẽ thì thanh kiếm này biến mất, nó hiện ra ở nước nào thì nước ấy được cường thịnh. Do vua Hạp Lư chôn sống hàng vạn người theo con gái, lại giết Vương Liêu cướp ngôi nên ai cũng oán hận, thanh "Trạm Lư" bỏ về ở với Sở Chiêu Vương.
Phần chú thích trên đây đều lấy từ Đông Chu Liệt Quốc
Thanh kiếm Long Uyên:
Long Uyên còn có tên là Long Tuyền, người ta thường hay nhầm đây là hai thanh kiếm khác nhau nhưng thật ra thì chỉ là một. Long Uyên có tên khác là Long Tuyền vì đến đời nhà Đường phải cữ tên Đường Cao Tổ là Lý Uyên, nên mới phải đổi tên kiếm là Long Tuyền.
Theo sử chép thì một hôm vua Sở gọi Phong Hồ Tử là một cận thần rất giỏi về kiếm, bảo rằng ta nghe nói nước Ngô có người tên Can Tương, nước Việt có người tên Âu Giã Tử, cả hai đều thiện nghề trù kiếm, ta muốn mời cả hai người ấy về đây, chung sức đúc cho ta vài thanh bảo kiếm, khanh nghĩ thế nào?
Phong Hồ Tử tuân lệnh đi sang hai nước Ngô và Việt, mời hai người đến núi Tư Sơn, đào núi ra để lấy khoáng chất từ trong lòng núi, về đúc được ba thanh kiếm là Long Uyên, Thái A và Công Bố.
Post a Comment
Vui lòng chọn "Comment as"
--> Name/URL và để lại tên bạn, đường dẫn nếu bạn hỏi chủ blog việc gì đó và cần hồi âm.
--> Anonymous nếu bạn muốn ẩn danh.
Xin cảm ơn.